Cách tính bảo hiểm thất nghiệp online 2024

Loading...

Tính BHTN online

Mức lương đóng BH trong 06 tháng gần nhất trước thời điểm thất nghiệp:

(Tiền lương tháng trung bình đóng BHTN của 06 tháng ngay trước khi thất nghiệp)

đ
đ
đ
đ
đ
đ
đ

(Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp – Thời gian đã hưởng trợ cấp thất nghiệp)

Tháng

Chế độ tiền lương:

1. Bảo hiểm thất nghiệp là gì?

Bảo hiểm thất nghiệp là khoản trợ cấp mà người lao động được nhận khi nghỉ việc nếu người lao động đáp ứng đủ các điều kiện. Đây là hình thức bảo hiểm bắt buộc với mục đích xã hội và không vì lợi nhuận.

2. Điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp

Không phải bất kỳ người lao động nào nghỉ việc cũng được hưởng trợ cấp từ bảo hiểm thất nghiệp mà cần phải đáp ứng một số điều kiện sau đây:

  • Đã chấm dứt hợp đồng lao động với người sử dụng lao động.
  • Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trong 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng.
  • Đã nộp hồ sơ tại trung tâm dịch vụ việc làm đúng hạn (trong 03 tháng từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động).
  • Sau 15 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ cho trung tâm dịch vụ việc làm nhưng vẫn chưa tìm được việc làm mới.

Không tính cho trường hợp người lao động đi nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an; bị tạm giam, phạt tù; bị chết; đi xuất khẩu lao động,…

3. Cách tính bảo hiểm thất nghiệp online mới nhất 2024

3.1. Công thức tính bảo hiểm thất nghiệp

Căn cứ Điều 50 Luật Việc làm năm 2013, mức hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động được tính theo công thức sau:

Trợ cấp thất nghiệp/tháng = 60% x Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp

Trong đó: Mức trợ cấp thất nghiệp bị giới hạn mức tối đa như sau:

  • Nếu người lao động làm việc trong các doanh nghiệp nhà nước: Mức trợ cấp thất nghiệp tối đa/tháng = 5 x Lương cơ sở = 5 x 1,49 triệu đồng = 7,45 triệu đồng/tháng.
  • Nếu người lao động làm việc trong các doanh nghiệp tư nhân: Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa/tháng = 5 x Mức lương tối thiểu vùng. (xem các vùng)

3.2. Cách tính tiền lương đóng bảo hiểm thất nghiệp

Theo Điều 58 Luật Việc làm năm 2013, tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của người lao động cũng chính là tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc của người đó.

Tuy nhiên, tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp bị giới hạn ở mức sau:

  • Người lao động làm việc tại doanh nghiệp nhà nước: Mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp cao nhất = 20 tháng lương cơ sở
  • Người lao động làm việc tại doanh nghiệp tư nhân: Mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp cao nhất = 20 tháng lương tối thiểu vùng

Để biết chính xác mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của mình, người lao động có thể tra cứu bằng cách đăng nhập vào phần mềm VSSID => Quá trình tham gia => chọn tab BHTN => Bấm vào biểu tượng con mắt để xem chi tiết.

Cách xem bảo hiểm thất nghiệp trên VSSID

Cách xem bảo hiểm thất nghiệp trên VSSID. (Ảnh: Luật Việt Nam)

4. Cách xác định thời gian được hưởng bảo hiểm thất nghiệp

Thời gian được hưởng BHTN được quy định như sau:

  • Đối với người đóng đủ từ 12 tháng đến 36 tháng được hưởng 3 tháng trợ cấp
  • Sau 36 tháng, mỗi 12 tháng tham gia đủ BHTN sẽ được hưởng thêm 1 tháng trợ cấp, số tháng được hưởng trợ cấp thất nghiệp không quá 12 tháng.

Ví dụ:

  • Ví dụ 1: Anh A mới đóng 11 tháng bảo hiểm thì nghỉ việc => Anh A sẽ không được hưởng trợ cấp thất nghiệp.
  • Ví dụ 2: Anh B đóng 15 tháng bảo hiểm thì nghỉ việc (12<15<36) => Anh B sẽ được hưởng 3 tháng trợ cấp thất nghiệp.
  • Ví dụ 3: Anh C đóng 49 tháng bảo hiểm thì nghỉ việc => Anh C sẽ được hưởng 49/12 = 4 tháng trợ cấp. Một tháng còn dư còn lại được bảo lưu để cộng dồn cho lần hưởng bảo hiểm thất nghiệp tiếp theo..

5. Một số ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Chị B làm ở cơ quan nhà nước và đóng bảo hiểm thất nghiệp được 50 tháng với mức lương bình quân 06 tháng cuối trước khi nghỉ việc là 09 triệu đồng/tháng. Hỏi chị B sẽ được hưởng bảo hiểm thất nghiệp mấy tháng và mỗi tháng bao nhiêu?

Giải

  • 36 tháng đầu tiên, chị B được hưởng 03 tháng trợ cấp.
  • 12 tháng tiếp theo, chị B được hưởng thêm 01 tháng trợ cấp.
  • Số dư còn lại (52- (36+12)) = 4 tháng, chị B được bảo lưu để cộng dồn cho lần hưởng bảo hiểm thất nghiệp tiếp theo.

Như vậy, chị B sẽ được hưởng 04 tháng trợ cấp thất nghiệp và mức hưởng mỗi tháng như sau:

Tiền trợ cấp thất nghiệp/tháng = 9 triệu đồng x 60% = 5,400,000 đồng/tháng.

Ví dụ 2: Ông C làm ở doanh nghiệp tư nhân thuộc vùng I, đóng bảo hiểm thất nghiệp được 15 tháng với mức lương trung bình 6 tháng cuối cùng 20 triệu đồng/tháng. Công thức tính bảo hiểm thất nghiệp của ông C được tính như sau:

  • Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa = lương tối thiểu vùng * 5 = 4,680,000 * 5 = 23,400,000 (đ)
  • Trợ cấp thất nghiệp theo công thức = 20,000,000 * 60% = 12,000,000 (đ)/tháng
  • Thời gian hưởng trợ cấp là 3 tháng (vì 12<15<36 )

Vì trợ cấp thất nghiệp theo công thức của ông C không vượt quá mức trợ cấp thất nghiệp tối đa nên ông C sẽ được hưởng trợ cấp 12,000,000 (đ)/ tháng trong 3 tháng.

Hướng dẫn sử dụng công cụ tính bảo hiểm thất nghiệp

Để đơn giản hóa trong việc tính toán tiền trợ cấp thất nghiệp, chúng tôi đã tạo ra công cụ này giúp bạn tính nhanh số tiền bảo hiểm thất nghiệp bạn sẽ được nhận mỗi tháng và số tháng được hưởng. Để sử dụng công cụ này, hãy làm theo các bước sau:

  • Bước 1: Nếu trong 06 tháng gần nhất trước thời điểm bạn thất nghiệp lương không thay đổi, hãy chọn Không thay đổi và nhập số tiền lương đóng BHTN trung bình của 06 tháng đó, ngược lại chọn thay đổi và nhập lương của từng tháng trong 06 gần nhất.
  • Bước 2: Nhập tổng thời gian đóng bảo hiểm chưa hưởng (= Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp – Thời gian đã hưởng trợ cấp thất nghiệp)
  • Bước 3: Nếu bạn làm ở cơ quan nhà nước, hãy chọn "Doanh nghiệp nhà nước", ngược lại chọn "Doanh nghiệp tư nhân". Đối với doanh nghiệp tư nhân, bạn cần phải xác định Vùng, bạn bấm vào "Giải thích" để xem bạn thuộc vùng nào.
  • Bước 4: Bấm nút "Tính bảo hiểm" và nhận kết quả chi tiết ở cột bên cạnh.

web, app, phần mềm, công cụ, cách tính bảo hiểm thất nghiệp online, hệ thống tính bảo hiểm thất nghiệp, công thức tính bảo hiểm thất nghiệp

TOP
Dịch vụ chính

Dịch thuật công chứng: Bằng đại học, bằng tốt nghiệp, bằng lái xe, giấy khai sinh, sổ hộ khẩu, hồ sơ du học, bảng điểm, học bạ, CMND/CCCD, thẻ sinh viên, gia phả,...

  Gửi Email

Bạn muốn đặt quảng cáo trên trang này, vui lòng liên hệ:

  Chat ngay

Mọi ý kiến đóng góp hoặc yêu cầu tiện ích, vui lòng chat với Admin:

  Chat ngay

×
x