Xây dựng thương hiệu luôn là một bài toán nan giải đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs). Bài viết dưới đây, chúng tôi cung cấp những thông tin hữu ích về quy trình xây dựng thương hiệu giúp ích cho doanh nghiệp tạo đà phát triển và gia tăng lợi thế cạnh tranh.
1. Thương hiệu (Brand) là gì?
Trước khi tìm hiểu về xây dựng thương hiệu, ta cần hiểu rõ khái niệm Thương hiệu. Thương hiệu đến từ những yếu tố cơ bản như: tên thương hiệu, Logo, Slogan đến các giá trị: chất lượng sản phẩm, giá trị sản phẩm,… định hình nên nét riêng, sự độc đáo của doanh nghiệp đến với khách hàng mục tiêu.
Đằng sau một thương hiệu (Brand) đó là sự nỗ lực của toàn thể doanh nghiệp, gây dựng một thương hiệu lớn mạnh không thể là câu chuyện sớm chiều, đòi hỏi người chủ doanh nghiệp đủ sát sao và tâm huyết với “đứa con tinh thần” thương hiệu mình.
2. Quy trình xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp SME
Theo Viện Khoa Học, tại Việt Nam có đến 96,7% doanh nghiệp SME, sự lớn mạnh theo thời gian về quy mô và sức mạnh nội lực là bước đà phát triển lớn cho doanh nghiệp SME. Tuy nhiên, thông thường các SME là các doanh nghiệp, cá nhân hay hộ gia đình và thường được điều hành bởi các thành viên trong gia đình. Đây cũng là một trong những hạn chế trong việc quản lý và điều hành doanh nghiệp.
Quy trình xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp SME có nhiều cách làm và quy trình. Đối với bài viết này, chúng tôi tập trung vào quy trình sao cho có tính thực tiễn nhất với doanh nghiệp. Cụ thể 06 bước như sau:
Bước 1: Hiểu khách hàng mục tiêu
Khách hàng mục tiêu là nhóm đối tượng khách hàng mà doanh nghiệp cần hướng tới. Đây là nhóm khách hàng có nhu cầu sử dụng sản phẩm của bạn và có thể chi trả cho sản phẩm.
Thông qua mô hình 5W1H, bạn sẽ xác định khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp như sau:
– Who: Khách hàng của bạn là ai? Các yếu tố nhân khẩu học như thế nào: Giới tính, độ tuổi, thu nhập, nơi sinh sống? …
– What: Nhu cầu của khách hàng là gì? Insight (sự thật ngầm hiểu) về các nhu cầu của khách hàng
– Where: Khách hàng thường xuất hiện ở đâu? Tại các nền tảng mua sắm trực tuyến hay mua trực tiếp ở cửa hàng? Vị trí địa lý, mức thu nhập, sở thích, hành vi tiêu dùng,… ảnh hưởng đến quyết định mua hàng thế nào?
– When: Khách hàng thường xuất hiện khi nào? Thời điểm nào khách hàng có nhu cầu mua sản phẩm nhất ? Từ đó doanh nghiệp có chiến dịch bán hàng hay chương trình promotion xúc tiến hàng tốt nhất?
– Why: Tại sao khách hàng lại có quyết định mua/ hành động như vậy? Điều này có ý nghĩa thế nào cho doanh nghiệp?
– How: Khách hàng muốn được cư xử như thế nào? Chất lượng sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp bạn đã đáp ứng được nhu cầu khách hàng hay “trên cả kỳ vọng” của họ?
Bước 2: Tìm lợi thế cạnh tranh của SME trên thị trường
Bên cạnh phân tích khách hàng mục tiêu, việc hiểu và nghiên cứu đối thủ cạnh tranh cũng quan trọng không kém. Bạn cần xác định rõ ràng (3 -5 đối thủ cạnh tranh cùng ngành hoặc khác ngành) của mình. Việc tìm hiểu kỹ càng lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp khi so sánh với đối thủ, bạn hiểu toàn bộ cục diện của “cuộc chơi” và mạnh dạn trong những bước đi cho thương hiệu:
- Thông điệp truyền thông chính của mình và đối thủ là gì?
- Đâu là điểm khác biệt trong sản phẩm của mình và họ ?
- Phản hồi của khách hàng đối với sản phẩm của mình đối thủ khác nhau thế nào?
Sau khi rõ ràng những điểm trên, bạn cần lập mô hình SWOT để tìm ra giải pháp phù hợp nhất với doanh nghiệp. Tiếp đó, việc đổi mới và tìm ra điểm khác biệt của doanh nghiệp là điều cần thiết để thuyết phục khách hàng chọn bạn.
Bước 3: Tìm hiểu xu hướng và cơ hội trên thị trường
Thị trường luôn thay đổi. Cơ hội thị trường luôn mở cho những doanh nghiệp dám mạnh dạn cải tiến, sáng tạo, và dẫn đầu xu hướng. Bạn cần nhanh nhạy nắm bắt thị trường, để từ đó có chiến lược xây dựng thương hiệu đúng đắn.
Bước 4: Định vị thương hiệu
Định vị thương hiệu chính là điều doanh nghiệp cần khách hàng nghĩ ngay đến khi nhắc đến sản phẩm, dịch vụ. Dù là các doanh nghiệp lớn hay SME thì việc định vị thương hiệu cũng là bước không thể thiếu, định vị khác biệt so với các đối thủ chính là chìa khóa tạo nên thành công cho thương hiệu.
Bước 5: Tạo nhận diện thương hiệu
Sau khi đã có định vị thương hiệu, doanh nghiệp cần có những yếu tố quan trọng để tạo nhận diện thương hiệu như sau:
- Thiết kế Logo: đây là biểu tượng đặc trưng của thương hiệu. Khách hàng chỉ cần nhìn vào logo là có thể nhận biết doanh nghiệp.
- Nhận diện thương hiệu: đây là hạng mục giúp đồng nhất giữa thương hiệu và các yếu tố nhận diện khác như: logo, bao bì, hình ảnh quảng cáo…. Thiết kế mạnh mẽ và đặc trưng là dấu ấn doanh nghiệp đến với khách hàng ở từng điểm chạm.
- Tính cách thương hiệu: mỗi thương hiệu đều có cá tính riêng. Đây là điểm kết nối của thương hiệu với khách hàng. Đồng thời, thể hiện tinh thần nhiệt huyết, sự chỉnh chu hay tận tâm phục vụ, tinh tế,… Chính những nét riêng độc đáo này chính là “điểm cộng” của doanh nghiệp.
Bước 6: Quản trị thương hiệu
Đây là bước cuối cùng và không thể thiếu trong quy trình xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp SME. Sau khi thương hiệu dần được hình thành, việc quản trị hiệu quả thương hiệu giúp doanh nghiệp duy trì vị thế trên thương trường.
Trên đây là tổng quan quy trình xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp SME. Doanh nghiệp có thể tham khảo và vận dụng cho doanh nghiệp của mình. Nếu bạn đang gặp các vấn đề trong việc hoạch định và xây dựng thương hiệu, liên hệ ngay với Sao Kim Branding để được hỗ trợ tư vấn chi tiết nhất.
Nếu là bạn chủ doanh nghiệp/ Marketer mong muốn xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp SME của mình, hãy gọi cho Sao Kim theo số hotline 0964.699.499 nếu anh/ chị có bất kỳ thắc mắc hoặc yêu cầu hỗ trợ đồng hành. Sao Kim sẵn sàng hỗ trợ bạn!
SAOKIM BRANDING
Tel: +84 964 699 499
Website: www.saokim.com.vn
Email: info@saokim.com.vn